Bóng đá Trung Quốc và thói “đốt tiền” vô tội vạ

Thứ tự Cầu thủ CLB Mức lương năm (triệu bảng) Mức lương tuần (nghìn bảng)

hiện tại là việc dù họ có nhiều tiền nhưng chưa chắc đã đi liền hạnh phúc khi chất lượng các cầu thủ, đặc biệt là các nội binh ở giải VĐQG nước này (Chinese Super League)

Trung Quốc nhiễu loạn bóng đá vì thói “đốt tiền” vô tội vạ

Trong khoảng 2 năm trở lại đây, Trung Quốc gây chú ý trong làng túc cầu thế giới không phải vì những thành tích sân cỏ của các đội bóng cấp CLB hay ĐTQG của đất nước đất nước đông dân nhất thế giới mà vì những phi vụ “điên rồ” mà các ông chủ nước này thực hiện.

1479030316-pelle
Pelle vui vẻ chụp hình cùng các khán giả Trung Quốc có mặt đón anh ở sân bay

Với nguồn tài chính đáng nể của nền kinh tế lớn nhất châu Á và đứng thứ 2 thế giới (chỉ sau Mỹ), Trung Quốc quyết định làm bóng đá theo cách “đi tắt đón đầu”. Nhiều CLB ở giải VĐQG nước này (Chinese Super League) đã không ngại vung tiền đầu tư bạt mạng vào việc mua những cầu thủ có chút tên tuổi nhưng thực lực chỉ ở mức trung bình khá đến chơi bóng ở đây.

Có thể kể đến các trường hợp như Hulk (từ Zenit St. Peterburg sang Thượng Hải SIPG), Graziano Pelle (từ Southampton sang Sơn Đông Lỗ Năng) hay Ezequiel Lavezzi (từ PSG sang Hà Bắc Trung Cơ),… hay rất nhiều các cầu thủ khác đã vớ bẫm khi sang Trung Quốc với bản hợp đồng tiền tấn và mức lương ngất ngưởng.

Thứ tự Cầu thủ CLB Mức lương năm (triệu bảng) Mức lương tuần (nghìn bảng)
1

C.Ronaldo Real Madrid 18,98 365
1 Lionel Messi Barcelona 18,98 365
3 Gareth Bale Real Madrid 18,2 350
4 Hulk Thượng Hải SIPG 16,64 320
5 Paul Pogba MU 15,1 290
6 Graziano Pelle Sơn Đông Lỗ Năng 14,2 273
7 E.Lavezzi Hà Bắc Trung Cơ 13,5 260
8 Wayne Rooney MU 13,5 260
9 Neymar Barcelona 13,4 258
10 Ibrahimovic MU 13 250

Hulk nhận mức lương hậu hĩnh khi đến Trung Quộc thi đấu

Những cầu thủ chỉ ở tầm trung dù chưa có thành tích gì quá nổi bật ở trời Âu như Hulk, Pelle hay Lavezzi nhưng khi sang Trung Quốc đã thực sự “đổi đời” khi họ thậm chí nhận mức lương chỉ thua có những siêu sao hàng đầu thế giới như Ronaldo, Messi hay Bale và còn xếp trên cả những tên tuổi lừng lẫy như Rooney, Neymar hay Ibrahimovic trong top 10 cầu thủ nhận thù lao cao nhất thế giới.

Những cầu thủ tưởng chừng như đã hết thời hoặc đang gây thất vọng ở các CLB tên tuổi của châu Âu như Ramires (Chelsea) hay Jackson Martinez (Atletico Madrid) lại bỗng gây chú ý khi chuyển sang chơi bóng ở Chinese Super League – “mảnh đất” hái ra tiền giúp họ bỏ túi đến hơn 10 triệu bảng/năm tiền lương.

Theo tính toán, 5 trong số 14 cầu thủ được trả lương cao nhất thế giới hiện tại đang chơi bóng cho các CLB Trung Quốc. Giải VĐQG nước này (Chinese Super League) cũng đang chỉ chịu thua 5 giải VĐQG hàng đầu thế giới ở châu Âu tại Anh, Tây Ban Nha, Đức, Ý và Pháp về mức lương trung bình trả cho các cầu thủ.

Con số bình quân 586.558 bảng mà các đội bóng Trung Quốc chi trả cho một cầu thủ trong một năm cao hơn tới mức của 14/18 đội bóng ở Bundesliga, 15/20 đội ở La Liga, 18/20 đội ở Ligue 1 và xếp trên 5 đội ở Premier League.

Tên giải đấu Nước Mức lương trung bình năm của một cầu thủ (đơn vị: bảng Anh)
Premier League Anh 2.438.275
La Liga Tây Ban Nha 1.239.295
Serie A Italia 1.105.633
Bundesliga Đức 1.039.856
Ligue 1 Pháp 728.514
Chinese Super League Trung Quốc 586.558
MLS Mỹ 237.116
J League Nhật Bản 160.515
Premiership Scotland 146.899
Nước mắt của “nhà giàu mới nổi”

Mặc dù chi tiêu hào phóng về phí chuyển nhượng và lương bổng để câu kéo các ngôi sao thế giới như vậy nhưng vẫn chưa thể đạt được thành công như họ mong muốn.

Ở cấp ĐTQG, ĐT Trung Quốc vẫn chịu nhiều chỉ trích vì thành tích bết bát của họ. Tuyển Trung Quốc chưa bao giờ lọt vào VCK một kỳ World Cup dù đã đầu tư không biết bao nhiêu thời gian và tiền của để vươn tầm thế giới. Ở cấp châu lục, thành tích tốt nhất của ĐTQG nước này cũng chỉ 2 lần giành chức á quân Asian Cup nhưng lần gần nhất đã cách đây 12 năm.

ĐT nam Trung Quốc vẫn còn rất nhiều việc phải làm để tiến bộ

Ở cấp CLB, việc các ngoại binh, đặc biệt các cầu thủ tên tuổi từ châu Âu và Nam Mỹ cập bến Chinese Super League cũng khiến cho các đội bóng càng thêm lơ là việc sử dụng nội binh và đương nhiên, các cầu thủ Trung Quốc ngày càng sa sút cũng là điều dễ hiểu.

Chức vô địch AFC Champions League (cúp C1 châu Á) mà Quảng Châu Evergrande giành được năm 2015 là quá ít so với kì vọng của người dân nước này. Đáng nói, thành công của đội bóng này năm ngoái thực ra cũng ghi đậm dấu ấn của các ngoại binh người Brazil như Paulinho, Ricardo Goulart hay Elkeson hơn là những cầu thủ nội như Zheng Long hay Gao Lin.

Năm nay, ở AFC Champions League 2016, các đội bóng của Trung Quốc cũng chỉ lọt vào vòng tứ kết (Thượng Hải SIPG và Sơn Đông Lỗ Năng).

Những kết quả không như ý đó của Trung Quốc đã cho thấy việc họ muốn xây dựng thành công chỉ dựa trên cơ sở nguồn lực tiền bạc tức thời chứ không phải cách làm bóng đá bền vững quả thực vẫn là bài toán nan giải với nước này.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *